Đức là một trong những quốc gia có nền kinh tế vững mạnh nhất trong khu vực Eu và thế giới. Bên cạnh đó, nước Đức cũng sở hữu một nền giáo dục tiên tiến với những cải cách mạnh mẽ về chất lượng giảng dạy trong suốt nhiều năm, thu hút nhiều sinh viên trên thế giới đến học tập.
Một trong những chương trình giảng dạy thu hút nhiều sinh viên quốc tế chọn lựa nhất là du học Đức Sau Đại học. Có những điểm gì đặc biệt ở chương trình du học này? Và tại sao nên chọn lựa du học Sau Đại học tại Đức.
- Hướng dẫn cách xin visa du học Đức
- Du học Đức có nên hay không?
- Giới thiệu các chương trình học bổng du học Đức cho bạn tham khảo
- Tìm hiểu về chi phí du học Đức từ các du học sinh
- Bạn đang phân vân không biết du học Đức nên học ngành gì?
1. Chương trình giáo dục bậc Sau Đại học tại Đức
Cũng như các quốc gia khác, chương trình Sau Đại học tại Đức cũng có các hình thức đào tạo bậc Thạc Sỹ và Tiến Sỹ. Hầu hết các chương trình học tại Đức đều được giảng dạy bằng tiếng Đức. Tuy vậy sinh viên quốc tế cũng có thể chọn học chương trình bằng Tiếng Anh, nhưng vẫn có một số hạn chế nhất định khi chọn lựa ngành học tương ứng.
Các trường Đại học tại Đức đa số đều theo hệ công lập, đặc điểm của nền giáo dục tại Đức là hỗ trợ học phí lên đến 90%. Sinh viên quốc tế thường xuyên chọn Đức du học cũng bởi sự ưu đãi về mặt chi phí học tập. Nếu có yêu cầu chi trả về chi phí bất kỳ, bạn cũng có thể tìm kiếm rất nhiều chương trình học bổng du học Đức cho chương trình Cao học của mình.
2. Điều kiện du học Sau Đại học tại Đức
– Đã tốt nghiệp hệ Cử nhân chuyên ngành tại Việt Nam, với chương trình học có ít nhất 180 tín chỉ, nhà trường bên Đức sẽ quy đổi tín chỉ của Việt Nam sang hệ thống tín chỉ của Đức để xác định điều kiện học của sinh viên. Đặc biệt nếu sinh viên đã từng thực hiện luận văn tốt nghiệp cho chuyên ngành đã học, thì có thể chọn một ngành khác khi du học. Tuy vậy nếu chưa thực hiện luận văn, sinh viên phải tiếp tục chọn lựa chuyên ngành.
– Điểm trung bình từ 7.5 trở lên.
– Có chứng chỉ GMAT đối với các ngành học quản trị, GRE cho các ngành học kinh tế.
– Kinh nghiệm làm việc ở những chuyên ngành đã học ở bậc Đại học.
– Những yêu cầu khác tùy theo chuyên ngành chọn học.
– Ngoại ngữ:
- Chương trình học Tiếng Anh: TOEFL 550 hoặc IELTS 6.0 trở lên.
- Chương trình học Tiếng Đức: Trình độ Tiếng Đức DSH-2 hoặc TestDaf F4 để được nhập học và xin visa thành công. Một số trường yêu cầu thấp hơn với DSH 1 và TestDaf F3. Nếu sinh viên chưa đạt được trình độ trên có thể tham gia khóa học tiếng Đức cấp tốc trong 6 tháng trước khi nhập học.
– Chứng chỉ APS: Là chứng chỉ xác thực bằng cấp và năng lực của ứng viên khi nộp hồ sơ. Đây là điều kiện bắt buộc để được học Thạc Sỹ tại Đức.
Nội dung kỳ thi APS: Dựa trên bảng điểm và ngành học mà chia thành 4 nhóm môn: Toán, triết, tin… – Nhóm môn kinh tế – Nhóm môn tài chính, quản trị – Nhóm môn ngành thương mại, mậu dịch…
Kỳ thi APS chỉ diễn ra 2 năm 1 lần, tháng 5 và tháng 11. Bạn cần chuẩn bị có chứng chỉ APS trước khi nộp hồ sơ xin học, để kịp thời thi và nhận bằng.
– Nội dung kỳ thi APS
- Thẩm tra hồ sơ cá nhân khi thy APS (bao gồm các chứng chỉ sẽ nộp khi học Cao học tại Đức).
- Phỏng vấn thí sinh.
- Cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận APS.
3. Hồ sơ nhập học bậc Sau Đại học
Sinh viên nộp hồ sơ cho Uni-Assit, tổ chức trung gian có nhiệm vụ xét tuyển hồ sơ của thí sinh. Khi hồ sơ đầy đủ và đảm bảo tiêu chuẩn sẽ được chuyển tiếp cho nhà trường duyệt và gửi giấy nhập học cho sinh viên.
- Bản sao bằng tốt nghiệp.
- Bảng điểm trong thời gian học.
- Các chứng chỉ IELTS/TOEFL hoặc chứng chỉ Tiếng Đức (DEFL và TestDaf).
- Các chứng chỉ yêu cầu cho ngành học liên quan như GRE/GMAT.
- Chứng chỉ APS.
- Bản sao giấy tờ cá nhan (Chứng minh, hộ chiếu, giấy khai sinh, hộ khẩu…).
- Sơ yếu lý lịch (ghi rõ quá trình học tập, thời gian làm việc…).
- Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc.
- Những giấy tờ được yêu cầu.
- Ảnh chân dung 4x6cm.
- CV cá nhân.
- Thư xin đăng ký học (Covering letter).
- Thư giới thiệu (Recommendation letter) cho cá nhân có uy tín, làm việc trong lĩnh vực giáo dục hoặc chuyên ngành liên quan, đã từng tiếp xúc với sinh viên đề cập trong thư.
Mọi giấy tờ đều cần được công chứng có thời hạn gần nhất, dịch thuật sang Tiếng Anh hoặc Tiếng Đức nếu là Tiếng Việt.
4. Những học bổng Sau Đại học tại Đức
Bên cạnh những hỗ trợ về mặt học phí của Chính phủ, du học sinh tại Đức cũng có thể tham khảo một số chương trình học bổng cho bậc Sau Đại học sau đây:
- Học bổng cao học DAAD -học bổng Chính phủ Đức.
- Học bổng Heinrich Böll Foundation.
- Học bổng toàn phần của trường Đại học Quản lí Tài chính Frankfurt.
- Học bổng Erasmus Mundus.
Có rất nhiều loại học bổng khác nhau mà sinh viên có thành tích học tập tốt có thể chọn lựa. Nếu bạn đang chọn du học một trường Đại học Đức, bạn cũng có thể tìm hiểu về chương trình học bổng của trường cung cấp nếu có và đăng ký học.
5. Quá trình chuẩn bị du học Sau Đại học tại Đức
– Chọn trường Đại học, ngành học muốn học tập.
– Tìm hiểu về những yêu cầu của trường, chuẩn bị hồ sơ. Tham gia các kỳ thi cần thiết cho yêu cầu du học.
– Chuẩn bị chứng chỉ ngoại ngữ. Đối với tiếng Đức, sinh viên cần học và thi từ trước đó ít nhất 6 tháng.
– Nộp hồ sơ chờ đơn nhập học.
– Nhận đơn nhập học, hoàn thành thủ tục và gửi đơn xin visa du học Đức.
– Học tiếng Đức nếu chưa biết, để có được những thuận lợi lúc mới đến trong việc giao tiếp với người địa phương.
– Chuẩn bị hành lý, các giấy tờ cần thiết, tạo tài khoản … trước khi lên đường.
– Lên đường du học.
Du học Đức Sau Đại học mở ra cho bạn nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều kiến thức mới, được học tập trong môi trường giảng dạy danh giá. Mặc dù bạn có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn ban đầu khi muốn hòa nhập lối sống tại đây, nhưng sau một thời gian các du học sinh đều nhận định đây là địa điểm tuyệt vời để bạn học tập.
Theo duhoc.online tổng hợp