Chứng minh tài chính du học Nhật Bản là một thao tác không thể thiếu khi thực hiện hồ sơ du học tại quốc gia này. Dưới đây là những hình thức và thời gian hợp làm hồ sơ chứng minh tài chính du học Nhật Bản.
- 10 trang web học tiếng Nhật phù hợp với từng cấp độ
- Tìm hiểu du học Nhật Bản Fukuoka
- Những điều cần biết khi đăng ký du học Nhật Bản sau Đại học
Các hình thức chứng minh tài chính du học Nhật Bản
- Sổ tiết kiệm.
Để chứng minh tài chính của bạn đủ để trang trải cuộc sống tại Nhật, bạn sở hữu khoản tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng có giá trị tương tối thiểu khoảng 500 – 600 triệu đồng. Ngoại tệ gửi cũng rất phong phú như VND, EUR, USD,…Thế nhưng bạn cần chú ý ngày mở sổ tiết kiệm phải cách ngày nộp hồ sơ ít nhất 3 tháng. Hồ sơ chứng minh tài chính du học Nhật Bản phân thành 2 bộ trong đó 1 bộ nộp trong bộ hồ sơ xin học và 1 bộ nộp hồ sơ khi xin visa. Giấy tờ cụ thể bao gồm:
- 2 bản giấy xác nhận số dư.
- 2 bản photo sổ tiết kiệm.
Nếu bạn mong muốn đi du học Nhật Bản nhưng lại vì vốn tiếng hạn chế cản trở, hoặc muốn được nhập học tại một trường danh tiếng tại Nhật Bản nhưng vẫn chưa thỏa đủ điều kiện nhà trường đề ra. Đừng lo lắng, bạn cũng có thể chọn…
- Người bảo trợ tài chính.
Người bảo trợ tài chính có thể là người thân hoặc bất kỳ ai đứng ra bảo trợ cho bạn, chỉ cần bạn chứng minh được mối quan hệ ràng buộc với người đó. Điều này áp dụng cho cả các cá nhân được cơ quan hỗ trợ đi du học. Người bảo trợ tài chính phải chứng minh được khả năng thu nhập hàng tháng của mình đủ để hỗ trợ người đi du học trong suốt thời gian học tập của họ. Người bảo trợ tài chính gồm 2 thể loại:
– Người bảo trợ tài chính là cá nhân.
- Hợp đồng lao động, thời gian làm việc trên 3 năm; ghi rõ mức lương; chế độ làm việc; hình thức trả lương; thời hạn hợp đồng; thời gian thử việc; tiền thưởng; quyền hạn… trong đó mức lương vào khoảng 250 triệu đến 300 triệu/năm.
- Bản khai chi tiết về việc nộp thuế thu nhập cá nhân.
- Xác nhận đóng bảo hiểm xã hội.
– Người bảo trợ tài chính là hộ kinh doanh cá thể.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận kinh doanh của địa phương.
- Thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng.
- Giấy giải trình thu nhập.
– Người bảo trợ tài chính là công ty, doanh nghiệp
- Giấy phép đăng ký kinh doanh: công ty phải được thành lập trước ngày nộp hồ sơ 3 năm.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
- Báo cáo tài chính và báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp: 3 năm gần nhất.
- Bảng khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân.
- Hợp đồng giao dịch thể hiện đúng chức năng hoạt động của công ty. (nộp khoảng 10 hợp đồng nếu có)
- Hóa đơn, phiếu thu, giấy nộp tiền vào kho bạc nhà nước.
- Góp vốn, cổ phần, chia lợi tức.
Chứng minh tài chính du học Nhật Bản là một thao tác không thể thiếu khi thực hiện hồ sơ du học tại quốc gia này. Dưới đây là những hình thức và thời gian hợp làm hồ sơ chứng minh tài chính du học Nhật Bản. 10 trang web…
Thời điểm làm hồ sơ thích hợp
Bạn có thể nhập học vào các trường Đại học Nhật Bản vào 2 kì, tháng 4 dành cho mùa hè và tháng 9 dành cho mùa thu. Tùy theo thời điểm nhập học của bạn (tức sau khi bạn đã được một trường cụ thể chấp nhận để đến và hoàn thành chương trình học tại trường đó) , mà bạn sẽ thực hiện hồ sơ chứng minh tài chính trước 6 tháng.
Nơi và thời gian nộp hồ sơ chứng minh tài chính du học Nhật
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam:
- Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 84-24-3846-3000
- Fax: 84-24-3846-3043
Thời gian nộp: 8:30 – 11:30
Lưu ý: Hồ sơ chứng minh tài chính cần nộp kèm theo các giấy tờ khác của hồ sơ du học Nhật Bản. Nếu có bất kì sự thiếu sót nào về mặt giấy tờ, Đại sứ quán sẽ liên hệ với đương đơn để yêu cầu bổ sung.
Chứng minh tài chính du học Nhật Bản rất quan trọng để đi du học Nhật. Nó nhằm mục đích thể hiện đương đơn có đủ khả năng tài chính để học tập tại quốc gia này chứ không phải vì mục đích sang Nhật để đi làm. Các giấy tờ trong bộ hồ sơ cần có sự đồng nhất với nhau và có sự xác nhận của chính quyền địa phương.
Chúc bạn thành công!
Theo duhoc.online tổng hợp