Khi tìm hiểu về những trường Đại học tốt nhất của Pháp, ta sẽ được dịp nghe qua cái tên Đại học Paris cùng những Phân viện khác nhau của ngôi trường Đại học này. Cùng tìm hiểu thêm về lịch sử hình thành và phát triển của ngôi trường Đại học danh tiếng bậc nhất nước Pháp nói chung và toàn Châu Âu nói riêng nhé.
- Học bổng du học Pháp và những điều cần biết
- Những lợi ích tuyệt vời khi tham dự Đại học dự bị tại Pháp
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Đại học Paris
Đại học Paris hay Viện Đại học Paris là Viện Đại học danh tiếng nhất của nước Pháp qua nhiều thế kỉ. Được nhận định là một trong những Viện Đại học được ra đời sớm nhất tại Châu Âu, theo ước tính thời gian thành lập của Đại học Paris là vào khoảng giữa thế kỉ 12, giai đoạn từ năm 1160 đến năm 1250.
Trước kia Viện Đại học Paris có tên gọi là Đại học Sorbonne hay la Sorbonne, theo tên của Đại học Sorbonne. Tuy vậy Đại học Sorbonne thực chất là một phần của Đại học Paris, do vậy theo lịch sử hình thành thì Viện Đại học Paris còn được nhận xét là lâu đời hơn cả Đại học Paris.
Sau hơn một thế kỉ tạm ngừng hoạt động, Đại học Paris được mở cửa trở lại vào năm 1970, được chia thành 13 trường Đại học độc lập với các chuyên ngành đào tạo khác nhau. Theo các tên gọi từ Trường Đại học Paris I – Paris XIII.
Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có ước mơ đi du học Pháp, tuy nhiên, một trong những điều khiến các bạn băn khoăn nhất là “Du học Pháp nên chọn ngành gì để có công việc ổn định và lương cao?”. Được xem là một trong những nước…
2. Đặc điểm của những trường Đại học phân viên của Đại học Paris
Dưới đây là thông tin về một số Chi nhánh Đại học Paris nổi bật nhất, và thường xuyên được nằm trong top những ngôi trường Đại học tốt nhất nước Pháp:
– Đại học Paris I
Đại học Paris 1 Panthéon-Sorbonne hay còn được gọi là trường Đại học Panthéon-Sorbonne là ngôi trường chuyên giảng dạy, đào tạo con người trong lĩnh vực khoa học kinh tế, quản lý, nghệ thuật và khoa học xã hội, luật và khoa học chính trị.
Sau những kiến nghị phân tách các trường, Đại học Đại học Paris 1 Panthéon-Sorbonne được tách ra theo sự thống nhất của 3 giáo sư khoa Luật, Kinh tế và Khoa học xã hội.
Trường cũng được chia nhỏ thành các cơ sở khác nhau trong khu Quartier Latin và các quận khác của Paris.
– Đại học Paris II
Đại học Paris II còn có tên gọi là Đại học Panthéon-Assas. Tọa lạc tại khu vực quận 5 và quận 6 của Paris, với nguồn là khoa Luật của Viện Đại học Paris trước kia. Bên cạnh đó, trường cũng nổi tiếng với các chuyên ngành đào tạo lĩnh vực khác như quản trị nhân lực, khoa học kinh tế, truyền thông…
– Đại học Paris III
Đại học Paris III được tách từ Viện Đại học Paris vào năm 1970 và có tiền thân là chuyên khoa nghệ thuật. Vẫn giữ vững được chuyên ngành đào tạo của nhà trường, Đại học Paris III có thế mạnh trong việc đào tạo về nghệ thuật, văn hóa, ngôn ngữ học, văn học, khoa học xã hội và nhân văn…
– Đại học Paris IV
Đại học Paris IV cũng được nhận xét là một trong những ngôi trường Đại học danh tiếng nhất nước Pháp, khi được kế thừa độ ngũ giảng dạy các bộ môn Nghệ thuật, Ngôn ngữ và Nhân văn… có năng lực và chuyên môn.
– Đại học Paris V
Nếu muốn theo học chuyên ngành liên quan về Khoa học, Ứng dụng và Y học thì Đại học Paris V sẽ là lựa chọn không hề tồi dành cho bạn. Trường cũng được xếp hạng thứ 57 trên thế giới về chất lượng đào tạo và giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực này.
– Đại học Paris VI
Đại học Paris VI còn có tên gọi khác là Đại học Pierre et Marie Curie Paris 6, khi được ghép tên từ 2 vợ chồng nhà khoa học danh tiếng người Pháo từng đoạt giải Nobel về Vật lý và Hóa học.
Được tách ra từ năm 1971, trường được biết đến với danh tiếng trong các lĩnh vực Y học và Khoa học, cũng như là một trong những ngôi trường hàng đầu nước Pháp đạt được những thành tựu nghiên cứu đáng kể.
– Đại học Paris VII
Đại học Paris VII còn có tên gọi là Đại học Paris Diderot. Trường cũng được tách ra vào thời gian những năm 1971, và là ngôi trường chuyên đào tạo những ngành nghề liên quan đến lĩnh vực y tế, khoa học và xã hội nhân văn…
Kế thừa những giá trị giáo dục cốt lõi của tiền thân Đại học Paris Sorbonne, Đại học Paris VII cho đến nay được đánh giá là một trong những ngôi trường Đại học tốt nhất nước Pháp.
– Đại học Paris VIII
Đại học Paris VIII Vincennes-Saint Denis tập trung giảng dạy các chuyên ngành: Nghệ thuật, Triết học, Mỹ thuật, Ngôn ngữ, Lịch sử văn học, Công nghệ thông tin…
– Đại học Paris IX
Đại học Paris IX Paris-Dauphine chủ yếu giảng dạy các ngành Kinh tế, Quản lý, Toán học, Luật, Khoa học xã hội… Đây cũng là nơi thu hút nhiều sinh viên quốc tế đến học tập và nghiên cứu nhất trong số các trường Đại học của Paris.
– Đại học Paris X
Còn có tên gọi Paris-Ouest Nanterre La Défense hướng đến các chuyên ngành về xã hội và phát triển kinh tế như: Ngôn ngữ, Văn học, Khoa học xã hội, Thể thao, Kinh tế, Quản lý, Luật, Tâm lý học…
– Đại học Paris XI
Tập trung các khoa ngành về Luật, Kinh tế, Quản lý, Tin học, Hóa học, Công nghệ thông tin…
– Đại học Paris XII
Sinh viên có thể chọn học những ngành vê Kinh tế, Quan hệ quốc tế, Kinh tế và Quản lý kinh tế, Khoa học xã hội, Quy hoạch và quản lý đô thị…
– Đai học Paris XIII
Ngôi trường cuối cùng trong danh sách chuyên giảng dạy các ngành nghề về Khoa học và Công nghệ, Kinh tế, Thương mại, Luật, Chăm sóc sức khỏe…
Ngoài ra Đại học Paris Sorbonne còn có các trường Đại học chi nhánh khác được thành lập về sau như: Đại học Marne-la-vallee, Đại học Cergy-Pontoise, Đại học Evry Val d’Essonne, Đại học Versailles Saint-Quentin-en-Yvelines
Du học Pháp là một trong những mơ ước của nhiều bạn trẻ với mong muốn được đặt chân lên trời tây. Tuy vậy các thủ tục để xin du học tại Pháp thường không dễ dàng, và do những tình hình biến động về chính trị thời gian gần…
Hệ thống các trường Đại học Paris cho đến nay đã hoạt động hoàn toàn độc lập, không ảnh hưởng lẫn nhau và đào tạo thêm những chuyên ngành mà ở các trường Đại học Paris khác đã có, tạo nên sự đa dạng cho sinh viên có thể chọn lựa. Du học Pháp với cơ hội học tập tại các trường Đại học của Đại học Paris – Pháp sẽ mang lại những cơ hội tuyệt vời cho bạn trải nghiệm và học tập.
Từ khóa tìm kiếm từ Google:
- https://duhoc online/cung-tim-hieu-ve-dai-hoc-paris-vien-dai-hoc-danh-gia-nhat-tai-chau-au html