Nước Mỹ được xem là một trong những vùng đất tiềm năng cho các cá nhân trong lĩnh vực kiến trúc có cơ hội phát triển sự nghiệp rực rỡ hơn. Do đó để có thêm những cơ hội quý báu để học tập, phát triển về sau, nhiều sinh viên quốc tế đã không ngại ngần chọn Mỹ để du học ngành kiến trúc. Tìm hiểu các thông tin về du học ngành kiến trúc tại Mỹ nhé.
1. Chương trình du học ngành Kiến trúc
Kiến trúc là một ngành học đòi hỏi nhiều kỹ năng và tố chất ở người học. Kỹ năng đầu tiên một người học kiến trúc cần có là vẽ, sau đó là các kiến thức liên qua trong các lĩnh vực toán học, vật lý… Kiến trúc không là một ngành dễ dàng và đòi hỏi người làm ngành này phải chăm chỉ, sáng tạo, tỉ mỉ và có đam mê theo đuổi.
Trung bình chương trình du học hệ Cử nhân ngành Kiến trúc thường kéo dài ít nhất 5 năm, với những yêu cầu đầu vào AAA-level (du học Anh) hoặc các chứng chỉ tương đương. Và chương trình sau đại học từ 1-4 năm tiếp theo. Sinh viên khi muốn du học ngành Kiến trúc, đặc biệt là tại Mỹ cần có ít nhất điểm IELTS là 6.0 hoặc TOEFL iBT là 75 cho bậc Đại học, và IELTS là ít nhất 6.5 hoặc TOEFL iBT ít nhất 80 cho bậc học sau Đại học.
Các chương trình học của ngành Kiến Trúc thường được thiết kế cho sinh viên học tập dưới dạng học lý thuyết đan xem thực hành, thực hiện các đồ án nghiên cứu thường xuyên để nâng cao kỹ năng. Mỗi sinh viên hệ cử nhân cần hoàn thành ít nhất 2 công trình để được tốt nghiệp, những dự án này không chỉ giúp bạn có được những kinh nghiệm thực tiễn, mà còn là điểm mạnh để bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng về sau.
Sư phạm luôn là một trong những ngành học được giới trẻ chọn lựa, đặc biệt là phái nữ trong các kì tuyển sinh Đại học mỗi năm của Việt Nam. Lựa chọn học ngành Sư phạm, các bạn trẻ mong muốn có cơ hội được giảng dạy tại các…
2. Các chuyên ngành Kiến trúc
Kiến trúc là khái niệm tổng quan nói chung và trong quá trình học, sinh viên sẽ được tiếp cận và tìm ra chuyên ngành phù hợp với bản thân nhất. Vào năm nhất, sinh viên sẽ có cơ hội được học các kiến thức cơ bản của ngành Kiến trúc như là các môn đại cương, các kỹ năng thiết kế, xây dựng, kết cấu, lịch sử kiến trúc, xu hướng thiết kế cùng các kỹ năng khảo sát, nghiên cứu, thực hiện đồ án…
Từ năm hai, sinh viên khi đã xác định được sở thích và thế mạnh của bản thân mà chọn lựa những chuyên ngành, như:
– Công nghệ kiến trúc
Đây là một ngành học đòi hỏi sự hiểu biết của sinh viên ở cả hai mảng kỹ năng thiết kế đồ họa, và xây dựng cũng như áp dụng những xu hướng thiết kế vào trong ứng dụng.
Sinh viên sẽ được học cách áp dụng những kiến thức về xây dựng nền tảng, kết hợp với những thiết bị hỗ trợ trên máy tính như 3D, tìm ra nguyên, vật liệu phù hợp để đưa công trình trên bản vẽ thành hiện thực.
Hai kỹ năng quan trọng nhất của sinh viên ngành này là vẽ và am hiểu các thiết bị đồ họa hỗ trợ, cũng như là khả năng sáng tạo, nhanh nhạy và cẩn thận.
– Thiết kế kiến trúc
Chuyên ngành này tập trung vào khía cạnh sáng tạo, đưa tính thẩm mỹ, tạo nên vẻ ngoài phù hợp cho công trình. Đồng thời sinh viên cũng sẽ được học các kiến thức kiến trúc về mặt kỹ thuật, để sáng tạo những thiết kế đảm bảo hai tiêu chí “đẹp” và “thiết thực” cho công trình. Do vậy, đây được xem là chuyên ngành đòi hỏi tố chất nghệ thuật, tính thẩm mỹ tốt ở người học.
Hầu hết địa điểm học tập của sinh viên ngành này thường ở các studio, với các dự án thực hiện xuyên suốt năm học để sinh viên có thể vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn hiệu quả.
– Kỹ thuật kiến trúc
Một công trình xây dựng lên cần có sự tính toán tỉ mỉ trong từng cm, và nhiệm vụ này sẽ được thực hiện bởi các kỹ sư ngành kỹ thuật kiến trúc. Sinh viên học tập ở mảng này cần thông thạo các kỹ thuật tính toán, đo lường, vận dụng những nguyên tắc thiết kế được học vào trong bản vẽ sao cho phù hợp nhất.
Ở mảng này, người học cần không ngừng học hỏi, áp dụng những kiến thúc của kiến trúc một cách thông minh và hiệu quả. Chuyên ngành này không thiên về xu hướng cần có tính thẩm mỹ tốt, mà đòi hỏi người học phải có tố chất cẩn thận, tinh tường, biết tính toán thật cẩn thận.
– Quy hoạch đô thị
Kiến trúc dường như có rất nhiều khía cạnh, và quy hoạch đô thị được xem là một trong những phần quan trọng nhất khi bắt đầu thực hiện một dự án.
Khi học chuyên ngành quy hoạch đô thị, sinh viên sẽ được học về các kiến thức như kỹ thuật sắp đặt, quy hoạch môi trường, khu vực sinh sống. Ngành này đảm đương trách nhiệm sắp xếp, phân bổ công trình sao cho hợp lý, thông minh. Đây là chiếc cầu nối giữa kiến trúc và quy hoạch, để tạo nên những tổng thể kiến trúc hiệu quả, gắn liền với nhau.
– Lịch sử kiến trúc