Nước Úc được xếp hạng là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới đồng thời là miền đất hứa cho học sinh, sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đến học tập. Bên cạnh các suất học bổng hấp dẫn hàng năm các trường đại học và chính phủ Úc cung cấp thì các bạn học sinh, sinh viên có thể du học Úc thông qua hình thức tự túc với rất nhiều trường đại học tư nhân tại rất nhiều thành phố lớn. Học tập một số kinh nghiệm du học Úc của các bạn du học sinh đi trước nhé.
1. Chỗ ở khi du học Úc
Bên Lãnh sự quán Úc khi cấp visa cũng cần đảm bảo bạn sẽ có được chỗ ở ổn định khi đến Úc. Ngay khi mới nhập cảnh vô Úc, bạn cần báo cáo cho Cơ quan cấp thị thực về chỗ ở hiện tại trong vòng 7 ngày.
Có nhiều hình thức nhà ở khác nhau được nhiều sinh viên quốc tế chọn lựa khi đến du học Úc. Đó là: Thuê nhà bên ngoài – Thuê phòng kí túc xá – Homestay.
– Thuê nhà: Bạn có thể chia phòng với bạn bè hoặc thuê nhà lớn để có giờ giấc tự do. Khi thuê nhà tại Úc, bạn sẽ phải đặt cọc trước 1 tháng và tự mua sắm cho mình tất cả vật dụng sinh hoạt có sẵn.
– Kí túc xá: Khi bạn muốn tiện lợi cho việc học tập và không thể tìm ngay nhà trọ phù hợp thì có thể chọn lựa sống tại các khu kí túc xá của trường đại học. Nếu du học theo diện học bổng toàn phần, mức phí ở kí túc xá có thể được miễn giảm.
– Homestay: Nếu bạn muốn có thêm phần ăn trong giá thuê thì có thể ở hình thức homestay chung với các gia đình Úc khác.
Lưu ý là các điều kiện, điều khoản về hợp đồng thuê nhà tại Úc rất chặt chẽ. Khi có dự định kí kết hợp đồng thuê nhà, cần cam kết đóng các khoản phí đề ra, thuê đúng thời hạn và bồi thường khi có vấn đề xảy ra. Nếu người đi thuê không nhận được các lợi ích theo thỏa thuận, cá nhân người đi thuê có quyền đưa ra tòa để xử lý theo pháp luật. Bạn có thể tìm kiếm chỗ ở phù hợp về sau thông qua các diễn đàn của trường Đại học, phòng Hỗ trợ sinh viên quốc tế của nhà trường.
2. Chi phí du học Úc
Tiền bạc luôn là vấn đề cần được quan tâm nhất trước khi lên đường du học Úc. Trước khi quyết định du học Úc, bạn và gia đình có thể tìm hiểu một số thông tin về chi phí học tập và sinh sống tại quốc gia này.
– Chi phí học tập
Bạn và gia đình có thể tìm hiểu và so sánh mức học phí ở nhiều trường Đại học khác nhau trước khi chọn ra được ngôi trường phù hợp. Thuận lợi hơn, xin visa du học Úc không đòi hỏi nộp hồ sơ chứng minh tài chính nên khá thuận lợi và có thể rút ngắn thời gian xin visa du học.
Úc quy định tất cả du học sinh phải đóng học phí vào đầu mỗi học kỳ cùng các loại phí liên quan. Mức học phí và các chi phí thường không cố định mà sẽ thay đổi theo từng trường học và thời điểm cụ thể.
Một số mức giá của các loại trường học tại Úc bạn có thể tham khảo, như:
- Chương trình học tiếng: Khai giảng liên tục trong năm học, 300-400 AUD/tuần. Nếu bạn chưa tự tin với vốn tiếng của mình thì có thể học tập thêm tại trường ngoại ngữ một thời gian, trước khi quyết định bước chân vào giảng đường.
- THPT: 8,000-14,000 AUD/năm – 4 học kì/năm.
- Cao đẳng: Khai giảng vào các tháng 2, 7, 10, học phí 10,000 – 18,000 AUD/năm.
- Đại học: Khai giảng tháng 2, 7, 10, học phí 17.000 – 30.000 AUD/năm cho bậc Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ.
– Chi phí xin visa
Một số chi phí khác trong quá trình làm thủ tục như xin visa dao động từ 500-600 AUD.
Cụ thể:
- Đương đơn xin visa du học Úc: 550 AUD.
- Người được bảo lãnh xin visa trên 18 tuổi: 410 AUD.
- Người được bảo lãnh xin visa dưới 18 tuổi: 135 AUD.
- Khám sức khỏe: 100-200 AUD.
– Chi phí sinh hoạt
Mức sống tại Úc tương đối cao, do đó mọi chi phí sinh hoạt của bạn cũng sẽ khá tốn kém. Những mức phí bạn sẽ trả mỗi tháng có thể kể đến như tiền thuê nhà, tiền ăn, mua sắm vật dụng cần thiết… các loại phí này thường dao động từ vài trăm AUD đến vài ngàn AUD, tùy theo khả năng chi tiêu của bạn mỗi tháng.
Phí thuê nhà: Tìm một chỗ ở là vấn đề quan trọng cho sinh viên khi đi du học, 3 hình thức bạn có thể chọn lựa là ở trong kí túc xá của trường, thuê nhà và homestay.
- Thuê nhà: Giá thuê sẽ dao động từ 300-1,300 AUD/tháng, tùy theo loại phòng ở bạn chọn.
- Kí túc xá: Mức giá khi sống tại kí túc xá thường là 320-1000.AUD/tháng.
- Homestay: Chi phí dao động tùy theo loại phòng và những chi phí sinh hoạt khác kèm theo, dao động trong khoảng 400-1000 AUD/tháng.
Chi phí cá nhân
Ngoài ra bạn cũng sẽ phải trả các khoản phí khác khi du học tại Úc như:
- Bảo hiểm cho sinh viên: trong khoảng 450 AUD/năm.
- Điện thoại, internet: 20-50 AUD/tháng.
- Phương tiện đi lại: Nếu ở gần trường học, bạn có thể tiết kiệm một phần chi phí đi lại. Còn nếu không bạn cũng có thể sử dụng thẻ sinh viên để giảm thiểu các chi phí đi lại, thường những loại thẻ này có giá 250-500 AUD/năm. Hãy tham khảo thêm từ những sinh viên đi trước để có thể áp dụng chi phí có lợi nhất cho bạn, khi sử dụng các phương tiện công cộng nhé.
Nếu nói về quốc gia có số lượng sinh viên chọn du học nhiều nhất, chắc chắn ta sẽ phải nhắc đến nước Úc. Trong nhiều năm, Úc không chỉ được đánh giá bởi chất lượng giáo dục tốt, cơ hội phát triển sự nghiệp và định cư lâu dài…
3. Công việc làm thêm
Để có thêm chi phí sinh hoạt, bạn cũng có thể áp dụng hình thức làm thêm khi du học Úc. Có rất nhiều việc làm thêm cho du học sinh chọn lựa, đa phần là các công việc như phục vụ, lễ tân, rửa bát, trông trẻ, chăm sóc y tế… Những loại công việc này thường giúp bạn có từ 5-10 AUD/giờ, và được phép làm thêm từ 30-40 tiếng/tuần theo luật của Úc. Đặc biệt vào các dịp nghỉ giữa kì, kì nghỉ đông, nghỉ hè, sinh viên cũng được phép làm thêm toàn thời gian đế kiếm thêm thu nhập.
Làm thêm theo nhiều du học sinh nhận định thường làm tiêu hao rất nhiều sức lực và thời gian. Do đó, lời khuyên cho bạn là chỉ nên chọn lựa làm thêm khi đã quen với chương trình học tập hoặc có đủ thời gian rảnh, tránh ảnh hưởng đến việc học. Ngoài ra việc chăm chỉ học tập, để dành thêm học bổng cao hơn cũng là giải pháp được nhiều bạn chọn lựa hơn là cố gắng đi làm thêm mỗi ngày.
Bên cạnh chương trình du học Đại học tại Úc, với các hình thức đi làm thêm bán thời gian đan xen thời gian học tập tại trường. Thì nay, sinh viên Việt Nam cũng đã có thể chọn lựa hình thức du học Úc vừa học vừa làm, hay…
4. Chuẩn bị hành lý khi đi du học
Chuẩn bị hành lý thiếu sót nhiều thứ có thể khiến bạn gặp phải nhiều rắc rối khi du học. Dựa trên kinh nghiệm của các du học sinh đi trước, bạn có thể tham khảo và nên mang theo một số thứ sau:
– Giấy tờ cá nhân
- Hộ chiếu.
- Thư chấp thuận nhập học.
- Chứng chỉ nghề nghiệp hiện có.
- Thẻ visa.
- Chứng minh nhân dân.
- …
– Đồ dùng cá nhân
- Quần áo, giày dép, balo, túi đi học. Tùy theo khí hậu vùng đang sinh sống mà mang theo các loại quần áo, chẳng hạn như du học Melbourne nên mang theo quần áo mùa hè và thu vì khí hậu tại đây khá thất thường. Giày dép mang từ 2-3 đôi (xăng đan, xỏ ngón, giày thể thao), bạn có thể mua thêm khi đến du học.
- Chăn gối có thể mua khi đến Úc hoặc mang theo tùy theo nhu cầu.
- Sách vở cần thiết, đồ dùng hỗ trợ học tập, laptop, máy nghe nhạc, đồ sạc…
- Đồ ăn dạng khô như mì tôm, chà bông… đều được mang vào Úc khi nhập cảnh nhưng cần khai báo trước.
- Những món đô gia dụng như nồi cơm điện, bàn ủi… nên hạn chế mang theo vì rất cồng kềnh, có thể phải bỏ lại.
Khi lên máy bay tùy theo quy định hành lý mỗi hãng bay sẽ khác nhau, nhìn chung thường tối đa 31kg. Nên hạn chế mang các vật dụng gỗ, sắt, chất lỏng… và đều phải khai báo hải quan.
Vừa đặt chân đến sân bay, sinh viên nên làm thủ tục nhập cảnh trước rồi mới đi lấy hành lý và sau đó là hoàn thiện nốt thủ tục hải quản. Hạn chế nhờ người trong hộ đồ, giữ hộ đồ cho người lạ dù chỉ là một chai nước. Nếu có người đến đón nhưng không gặp được, hãy liên hệ bộ phận Welcome Desk tại sân bay để được trợ giúp.
Du học là một quyết định rất khó khăn. Song song đó, bạn còn cần phải chuẩn bị các hành trang từ rất sớm. Vậy hành trang du học Úc cần những gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về hành trang bạn cần…
Trên đây là một số thông tin tham khảo về mức phí bạn phải trả khi đi du học tự túc tại Úc. Quản lý chi tiêu luôn là vấn đề quan trọng mà các bạn du học sinh cần quan tâm và lập kế hoạch vào mỗi tháng, để tránh những tình trạng thâm hụt vào giữa hoặc cuối tháng. Những kinh nghiệm du học Úc tự túc đã được giới thiệu đến với bạn, dù có nhiều khó khăn phía trước nhưng bạn vẫn hãy cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu nhé.
Theo duhoc.online tổng hợp