Chọn lựa đi du học khi tình hình tài chính không quá dư dả, hoặc du học theo hình thức tự túc khiến nhiều bạn du học sinh phải thừa nhận con đường duy nhất để họ có thể trang trải cho mọi chi phí đắt đỏ tại nước bạn là đi làm thêm. Vậy đi làm thêm khi du học có thực sự hiệu quả? Cùng tìm hiểu những điểm lợi và bất lợi về vấn đến việc làm cho du học sinh tại nước bạn.
1. Làm thêm, cơ hội cứu cánh cho sinh viên khi thiếu tài chính
Ở các nước như Mỹ, Úc, Nhật, Anh thường tạo nhiều điều kiện cho sinh viên quốc tế học tập tại đây có thể đi làm thêm với mức giờ ngang ngửa sinh viên bản địa.
Số giờ làm thêm sinh viên có thể làm tối đa, tại các nước Anh, Mỹ, Úc, Nhật như sau:
- Úc: 40 giờ/tuần.
- Mỹ: 20 – 30 giờ/tuần.
- Nhật: 4 tiếng/ngày từ thứ 2-6 và 8 tiếng các ngày thứ bảy và chủ nhật.
- Anh: 16-20 giờ/tuần.
Ngoài ra các quốc gia khác như Canada, Pháp, Đức… cũng tạo điều kiện cho sinh viên quốc tế có thể làm thêm trang trải thu nhập với số giờ tương đương. Riêng Singapore là không có hình thức làm thêm cho du học sinh.
Từ những thuận lợi trên, nhiều sinh viên cho biết sẽ thật đáng tiếc nếu để trống khoảng thời gian rảnh này và làm thêm sẽ giúp họ không những có thêm thu nhập, mà còn có thể nâng cao khả năng giao tiếp, linh hoạt hơn, trau dồi được các kinh nghiệm xã hội của bản thân.
Nhiều người thường nghĩ rằng du học sau khi đã có được việc làm ổn định là không cần thiết. Tuy vậy hình thức du học sau đại học không chỉ giúp cá nhân người học có được học vị cao hơn (Thạc Sĩ, Tiến Sĩ), mà còn giúp họ…
2. Những lợi ích của việc làm thêm
Như đã đề cập, lợi ích làm thêm đầu tiên đó chính là khả năng giải quyết các mối lo về tiền bạc, đặc biệt là giúp du học sinh có thể tự chi trả những khoản phí sinh hoạt đắt đỏ tại đây. Nhiều bạn cho biết, sau nhiều tháng làm việc, họ thậm chí không cần phải xin thêm các khoản tiền chi tiêu từ gia đình ngoại trừ học phí. Thậm chí có bạn cũng đã có thể hỗ trợ trả học phí cùng gia đình.
Các quốc gia Anh, Mỹ, Úc… thường có nền kinh tế ổn định, cạnh tranh cao nên nhu cầu cần nhân lực làm việc diễn ra thường xuyên, từ đó sinh viên có thể dễ dàng kiếm một công việc làm thêm bán thời gian. Những công việc mà sinh viên chọn lựa nhiều nhất thường là: thu ngân, phục vụ, rửa chén bát, trông trẻ, hỗ trợ chăm sóc y tế, dọn dẹp vệ sinh… khi vừa đáp ứng được thời gian tương ứng với lịch học, lại có thể dễ dàng bỏ việc khi không muốn làm.
Bên cạnh đó, theo Luật lao động tại những quốc gia này, khi bạn đang ở trong kì nghỉ dài hạn thì cơ hội làm thêm toàn thời gian sẽ được chấp thuận. Do đó, nhiều du học sinh đã quyết định không về nước khi có dịp mà ở lại, tìm kiếm việc làm thêm cho sinh hoạt và học phí của năm học tới. Có bạn thậm chí còn tìm đến những khu vực như ngoại ô, miền quê… để có thể tìm kiếm việc làm, đồng thời giảm bớt chi phí sinh hoạt khi ở lại.
Mỹ là một quốc gia có chi phí sinh hoạt khá tốn kém, nhất là tại những thành phố lớn như New York, Las Vegas, San Francisco,…Do đó, làm thêm dường như đã trở thành một trong những cách hữu hiệu nhất của du học sinh để giảm gánh nặng…
3. Bất lợi khi làm thêm của du học sinh
Đi kèm với đó, vấn đề làm thêm cũng sẽ nảy sinh ra những hệ lụy mà bạn cần cẩn trọng khi quyết định đi làm thêm.
Khi khả năng kiếm được thu nhập tăng cao, nhiều bạn trở nên ham muốn được làm việc nhiều hơn mà hoàn toàn quên đi mục đích học tập chính của bản thân, dần đến tình trạng lực học giảm sút, sức khỏe suy giảm.
Bên cạnh đó, khi sự thiếu thốn về mặt tiền bạc càng nhiều, một số du học sinh đã chọn lựa hình thức làm chui tại những cơ sở ngầm cho phép. Tuy vậy, đối mặt với vấn đề này là những khả năng bạn phải chấp nhận làm việc với mức lương thấp, bị bóc lột thậm chí họ có thể chi phối và dành lại phần lương bạn nên được nhận nếu gây ra lỗi lầm.
4. Lưu ý khi tìm việc làm cho du học sinh
– Quyết định làm thêm khi bản thân đã sẵn sàng về vốn tiếng, kỹ năng, thời gian để học tập.
– Chọn lựa làm việc tại các địa điểm uy tín, có hợp đồng lao động, thỏa thuận rõ ràng.
– Không chọn lựa làm chui, làm quá thời gian lao động được phép
– Tìm hiểu kĩ về các điều luật lao động cho người ngoại quốc tại quốc gia đang đi du học về những quyền lợi được có, nhiệm vụ trả thuế…
– Luôn biết dừng lại đúng lúc khi công việc làm thêm đang dần ảnh hưởng đến tình hình học tập.
– Lập ra kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm đúng đắn khi làm thêm để có thể dành dụm, trang trải cho cuộc sống của bản thân.
Việc làm thêm khi còn là sinh viên đã trở thành một chuyện đương nhiên với những ai không có điều kiện kinh tế dồi dào. Không chỉ với sinh viên trong nước mà cả những sinh viên quốc tế cũng rất cần những công việc làm thêm ngoài giờ…
Những điểm thuận lợi và bất lợi mà một du học sinh có thể sẽ phải đối mặt khi làm thêm. Tìm kiếm việc làm cho du học sinh tại nước bạn thường khá dễ dàng, song với cương vị là một sinh viên, hãy đảm bảo những công việc và kế hoạch bạn chọn sẽ giúp ích cho công việc học tập của bạn hơn là về những vấn đề tiền bạc.
Theo duhoc.online tổng hợp