Ngành công nghệ là một trong những ngành đang có nhu cầu nhân lực cao không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Kết quả dự báo đến năm 2020 của VietnamWorks, Việt Nam sẽ thiếu hụt hơn 100.000 ứng viên lĩnh vực này mỗi năm. Có thể thấy, đây là ngành tìm năng cho những ai muốn có công việc tốt sau khi tốt nghiệp. Và còn gì tuyệt vời hơn nếu bạn theo học lĩnh vực này tại một trong những “cái nôi” của ngành công nghệ thế giới – Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ. Hãy cùng duhoc.online tìm hiểu về chuyên ngành đào tạo và các thông tin liên quan viện này nhé!
1. Giới thiệu đôi nét về Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ
Với phương châm “Một trường đại học tốt không chỉ dạy kiến thức mà còn khả năng suy nghĩ” (Lino Guzzella, Chủ tịch của ETH Zurich), Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ được thành lập vào năm 1854 bởi Liên bang Thụy Sĩ và mở cửa vào năm 1855 như là một viện đại học bách khoa. Được đánh giá là một trong những trường Đại học hàng đầu thế giới, cho đến nay trường đã có 19.800 sinh viên, bao gồm 4.000 sinh viên tiến sĩ đến từ hơn 120 quốc gia. Trong đó, 21 người đoạt giải Nobel, bao gồm cả Albert Einstein và Wolfgang Pauli, 1 huy chương Fields Medal, 2 người thắng giải Pritzker.

– Tên gọi:
- Tiếng Việt: Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ
- Tiếng Anh: Swiss Federal Institute of Technology
- Tiếng Thuỵ Điển: Eidgenössische Technische Hochschule (ETH)
– Bậc học đào tạo: Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ.
– Các thành tích đạt được tại bảng xếp hạng QS 2016 – 2017
- Đứng hạng 8 những trường đào tạo tốt nhất thế giới.
- Đứng hạng 1 về Khoa học trái đất và biển.
- Đứng hạng 16 thế giới về khả năng sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.
– Trụ sở chính: Zürich, Thụy Sĩ
– Website: ethz.ch
Du học Thụy Sỹ gần đây được nhiều bạn trẻ chọn lựa bởi chất lượng giáo dục đảm bảo, hành trình du học có những đặc điểm thú vị và cơ hội việc làm hấp dẫn ở một số ngành nghề. Do những biến động thời gian gần đây, Thụy…
2. Khoa và chuyên ngành thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ
Trường hiện đang có 5 phân khoa, mỗi khoa sẽ đào tạo một lĩnh vực. Với mỗi lĩnh vực, Viện đều đạt thứ hạng cao trên toàn cầu.
Kiến trúc và kĩ thuật xây dựng
– Thứ hạng năm học 2016 – 2017: 10
– Chuyên ngành:
- Kiến trúc.
- Kĩ thuật dân dụng và địa chất, môi trường.
Khoa học kĩ thuật
– Thứ hạng năm học 2016 – 2017: 5
– Chuyên ngành:
- Khoa học kỹ thuật và Kỹ thuật sinh học.
- Khoa học máy tính.
- Công nghệ thông tin và kỹ thuật điện.
- Vụ vật liệu.
- Kỹ thuật cơ khí và chế tạo.
Khoa học tự nhiên
– Thứ hạng năm học 2016 – 2017: 6
– Chuyên ngành:
- Toán học.
- Hoá học và khoa học ứng dụng.
- Vật lý.
- Sinh học.

Khoa học tự nhiên có hệ thống
– Thứ hạng năm học 2016 – 2017: 1
– Chuyên ngành:
- Khoa học Trái đất.
- Khoa học và công nghệ Y tế.
- Khoa học môi trường.
Quản lý và khoa học xã hội
– Thứ hạng năm học 2016 – 2017: top 100
– Chuyên ngành:
- Quản lý, công nghệ và kinh tế.
- Nhân văn, khoa học, xã hội và chính trị.
3. Học phí và các lệ phí tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ
Ngoài học phí và lệ phí học kỳ vào khoảng 644 CHF (1 CHF= 2613.71 VNĐ), khi học tập tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ bạn còn phải xem xét chi phí sinh hoạt. Ước tính rằng học sinh chi tiêu CHF 16,000 đến 26,000 CHF cho chi phí học tập và sinh hoạt mỗi năm. Cụ thể:
– Học phí: 580 CHF/ học kỳ.
– Lệ phí:
- Bắt buộc:
+ Hiệp hội Thể thao Học viện Zurich (ASVZ): 30 CHF
+ Học bổng: 7 CHF
+ Phí Hội Sinh viên ETH Zurich (VSETH) cho các dịch vụ chung: 32 CHF
Tổng học phí bắt buộc: 69 CHF
- Tự nguyện:
+ Quỹ Đoàn kết cho Sinh viên Ngoại quốc: 5 CHF
– Phí sinh hoạt: Phí sinh hoạt dành cho học viên không ở trong ký túc xá trường (bao gồm thuê nhà, phương tiện công cộng, quần áo,…) từ dao động ở mức 2,067 đến 2,216 CHF/ tháng và 24,786 – 26,596 CHF/năm.
Thụy Sỹ hay Liên bang Thụy Sỹ là một quốc gia có vị trí địa lý tọa lạc tại vùng Tây Âu, nằm sâu trong lục địa, tiếp giáp với các quốc gia như Pháp, Đức, Ý... Do đặc trưng của vị trí địa lý, Thụy Sỹ là quốc gia…
4. Những biện pháp giúp làm giảm chi phí khi học tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ
– Học bổng:
Có 4 nguồn học bổng khác nhau. Tuỳ theo nhu cầu và điều kiện mà bạn có thể làm đơn xin nguồn học bổng đó.
- Học bổng trừ vào phí sinh hoạt.
+ Học bổng từ quỹ đặc biệt.
+ Học bổng từ các quỹ khác nhau.
- Chương trình Học bổng Thạc sỹ Xuất sắc: 11,000 CHF/ học kỳ.
- Học bổng từ chính phủ Thuỵ Sĩ: Mỗi năm, Liên đoàn Thụy Sĩ trao học bổng cho Chính phủ để thúc đẩy hợp tác trao đổi và nghiên cứu quốc tế giữa Thụy Sĩ và hơn 180 quốc gia khác. Người nhận được lựa chọn bởi cơ quan trao tặng, Uỷ ban Liên bang về Học bổng cho Sinh viên Ngoại quốc (FCS).
- Học bổng tại trường: Loại học bổng này dành cho những cá nhân xuất sắc đang theo chuyên ngành tại một khoa.
+ Học bổng D- BAUG Pegoraro.
+ Học bổng D-CHAB Oskar Jeger Scholarship.
+ Học bổng thạc sĩ H. GünthardD-MAVT.
+ Quỹ Markus Meier.

– Vay
Các cử nhân đã vượt qua kỳ thi năm thứ nhất và sinh viên thạc sĩ và các ứng viên tiến sĩ có bằng cử nhân từ ETH Zurich và những người được chứng minh là gặp khó khăn về tài chính có thể xin hỗ trợ tài chính dưới hình thức cho vay theo học phí và chi phí sinh hoạt, lên đến tổng số tiền 12,000 CHF. Khoản vay này không tính lãi. Có thể nộp đơn xin vay bất cứ lúc nào. Các mẫu đơn có sẵn từ Văn phòng Trợ giúp Tài chính.
Các khoản cho vay ngắn hạn lên đến 2,000 CHF có thể được cấp từ đầu học kỳ đầu tiên để giúp sinh viên vượt qua những khó khăn về tài chính tạm thời. Khoản vay này không tính lãi. Các đơn phải được nộp theo một lá thư xác định ngân sách hàng tháng của người nộp đơn.
– Làm thêm
Bạn có thể giảm gánh nặng tài chính cho gia đình bằng cách làm thêm. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều sau đây:
- Trong học kỳ, bạn có thể chấp nhận một công việc bán thời gian trả lương không quá 15 tiếng một tuần. Việc làm toàn thời gian được phép trong kỳ nghỉ học kỳ. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, chủ lao động của bạn sẽ phải làm đơn xin giấy phép lao động tại Văn phòng Lao động và Lao động của bang (“Amt für Wirtschaft und Arbeit” – AWA) nếu bạn đến từ một quốc gia không thuộc EU hoặc từ Romania hoặc Bulgaria.
- Sinh viên Cử nhân từ các nước ngoài EU phải sống ít nhất 6 tháng tại Thụy Sĩ để xin giấy phép lao động.
- Trong 6 tháng đầu tiên ở Thụy Sĩ, sinh viên thạc sĩ từ các quốc gia không thuộc EU chỉ có thể có được giấy phép làm việc cho bộ phận ETH.
5. Những lưu ý khi quyết định nhập học tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ
- Để có thể nhập học tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ, bạn không cần có quá nhiều bằng cấp, tuy nhiên bạn phải vượt qua cuộc thi đánh giá toàn diện từ trường.
- Các khoá học ở bậc cử nhân thường chỉ giảng dạy bằng tiếng Đức. Những bậc học cao hơn mới có chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh.
- Quá trình học tập rất khắt khe, sinh viên phải vượt qua một loạt các kì thi kiểm tra về các khóa học trong năm thứ nhất, gọi là Basisprüfung. Nếu điểm trung bình không đạt yêu cầu, bạn phải thi lại toàn bộ Basisprüfung mà thông thường nghĩa là bạn phải học lại toàn bộ năm thứ nhất.
Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ thu hút hàng ngàn sinh viên quốc tế theo học mỗi năm. Thế nhưng, để có thể nhập học và hoàn thành chương trình tại viện là điều không dễ dàng gì. Ngoài ra, việc tự túc ở một quốc gia xa xôi cũng mang đến nhiều khó khăn nên việc tìm hiểu trước những thông tin về đất nước Thụy Sĩ cũng như chi phí du học tại quốc gia này là điều hết sức cần thiết. Chúc bạn sẽ thành công!
Theo duhoc.online tổng hợp